5 nguyên tắc đặt tên cho thương hiệu

5 nguyên tắc đặt tên cho thương hiệu
23 Tháng Mười Hai, 2020 Chức năng bình luận bị tắt ở 5 nguyên tắc đặt tên cho thương hiệu Blogs monamedia
đặt tên thương hiệu
nguyên tắc đặt tên thương hiệu

1. Tên thương hiệu là gì?

Tên thương hiệu trong tiếng anh được viết là Brand Name. Tên thương hiệu là danh từ riêng được nhà sản xuất hoặc tổ chức áp dụng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Đặt tên thương hiệu cho sản phẩm – dịch vụ của bạn là điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình xây dựng thương hiệu.

đặt tên cho thương hiệu
cách đặt tên thương hiệu

Một cái tên tốt sẽ đem đến nhiều lợi ích vô cùng to lớn cho doanh nghiệp của bạn, ngoài giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thương trường còn giúp doanh nghiệp trở thành người bạn đồng hành với khách hàng khi làm cho khách hàng luôn luôn nhớ đến bạn.

Đặc biệt với một tên hiệu quả sẽ đóng góp một phần trong việc xây dựng chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh dài hạn, nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp và đem về lợi nhuận trong tương lai.

2. Vai trò quan trọng của tên thương hiệu

Không phải tự nhiên vấn đề tên thương hiệu được xem là một trong những điều cần lưu ý nhất khi muốn phát triển một doanh nghiệp. Vì tên thương hiệu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về mặt hiện tại và cả trong tương lai, một phần yếu tố quyết định sự phát triển lâu dài bền vững của một doanh nghiệp nói chung và một sản phẩm dịch vụ cụ thể nói riêng.

nguyên tắc đặt tên thương hiệu
đặt tên thương hiệu

Sau đây là một số vai trò chính của tên thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp:

  • Định dạng sản phẩm trong tiềm thức khách hàng: Tên thương hiệu giúp định dạng sản phẩm của một doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận biết được sự tồn tại của một sản phẩm/ dịch vụ, thông qua đó hình thành được sự nhận diện thương hiệu trong tiềm thức của khách hàng. Khi thương hiệu của bạn đã được in sâu trong trí nhớ của khách thì doanh nghiệp của bạn đã thành công. Khi một khách hàng biết và nhớ đến thương hiệu của bạn, họ sẽ giới thiệu cho những mối quan hệ xung quanh đồng thời tẩy chay đối với các thương hiệu đạo nhái, bắt chước thương hiệu của bạn. Qua đó giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm một nguồn chi phí quảng cáo.
  • Chuyển thông điệp đến khách hàng trực tiếp nhất: Các chương trình truyền thông sẽ được thực hiện dựa trên tên thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Nó giúp truyền thông đến khách hàng một cách công khai, là phương tiện truyền thông giao tiếp.
  • Tên thương hiệu giúp doanh nghiệp khẳng định bản thân mình? Bạn là ai? Bạn như thế nào? Đồng thời tên thương hiệu còn giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
  • Tên thương hiệu thực hiện chức năng như một công cụ pháp luật giúp bảo vệ người sở hữu nó trước những sự cạnh tranh không lành mạnh của của đối thủ. Và còn được xem là tài sản lớn có giá trị của một doanh nghiệp.
  • Tên thương hiệu có chức năng như một phương tiện pháp luật giúp bảo vệ người sở hữu nó trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ như: mạo danh, đạo nhái, tấn công thương hiệu,…

3. Năm nguyên tắc đặt tên cho thương hiệu bạn cần phải biết

Để bạn có được một tên thương hiệu vừa hay vừa đem lại hiệu quả về mặt kinh tế thì bạn nên lưu ý đến các nguyên tắc cơ bản khi đặt tên thương hiệu, sau đây là 5 nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu:

Mời bạn tham khảo video dưới đây để hiểu hơn về nguyên tắt đặt tên cho thương hiệu:

3.1. Chọn tên thương hiệu có thể bảo hộ được

Tên thương hiệu dù hay đến đâu nhưng nếu bạn bỏ lơ qua bước bảo hộ thì sẽ đem lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Khi bạn đưa ra một cái tên làm thương hiệu cho doanh nghiệp bạn cần phải bảo hộ được về mặt pháp lý để hạn chế các vấn đề tranh chấp sau này như bị các đối thủ đạo nhái, bị các nơi kinh doanh nhỏ lẻ khác lấy làm công cụ kinh doanh trá hình. Đặc biệt khi bạn muốn mở rộng và phát triển doanh nghiệp sang quy mô lớn bạn nên chọn một cái tên có thể bảo hộ.

Hiện tại trên thị trường trong và ngoài nước đã không ít các trường hợp tranh chấp về vấn đề tên thương hiệu và các vấn nạn những kẻ mạo danh sử dụng tên thương hiệu chính chủ trái phép để đem về nguồn lợi riêng cho họ. Đừng chủ quan, hãy cẩn trọng và bảo vệ doanh nghiệp của bạn ngay lập tức.

3.2. Đặt tên đơn giản dễ nhớ

Bạn cho rằng tên thương hiệu là cần phải dài, càng dài càng tốt; phải chèn đủ từ tiếng việt đến từ tiếng anh vậy mới ngầu và gây ấn tượng đến khách hàng. Hãy dừng ngay ý nghĩ điên rồ này lại, tất cả những điều trên đang làm cho thương hiệu bạn trở nên tồi tệ và khó nhớ hơn đối với khách hàng.

Một tên thương hiệu tốt là phải làm cho khách hàng nhớ đến, dễ đọc, dễ viết, dù bất kỳ già trẻ lớn bé đều dễ dàng đọc được và ghi nhớ. Vì vậy khi đặt tên thương hiệu bạn hãy chọn những cái tên đơn giản , tuân thủ theo nguyên tắc vàng “Less it more” – càng đơn giản càng dễ nhớ.

Đừng đòi hỏi khách hàng phải luôn nhớ đến bạn trong khi tên thương hiệu của bạn quá dài, quá khó đọc, điều này khó có thể thực hiện được. Khi tên thương hiệu bạn dễ nhớ sẽ giúp khách hàng nhớ lâu hơn và tiện cho việc họ giới thiệu cho bạn bè, người quen – một phương thức quảng cáo đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Một số lời khuyên khi đặt tên thương hiệu bạn có thể tham khảo thêm:

  • Bạn nên đặt tên đánh vần được để bạn có thể đăng ký bảo hộ được và nên chứa các chữ cái phát âm tốt, đồng thanh.
  • Trong tên nên chứa các nguyên âm O và A, I và E hoặc là tổ hợp O, A, I (Y), E. Các nguyên âm sẽ giúp tên cân đối, dễ đọc, dễ nhớ và có thẩm mỹ hơn về mặt chữ. Một số ví dụ: Honda, Yamaha, Nokia, Coca Cola, Casio, Amazon, Mercedes, Audi, Lenovo, Facebook, Zalo, Yahoo…

3.3. Đặt tên tránh các nghĩa tiêu cực, không tốt

Khi bạn đặt tên thương hiệu cần phải cẩn trọng và kỹ lưỡng, cần phải chú ý đến từng chi tiết, từng âm , từng chữ và đến cả từng dấu trong câu. Ngoài tránh các lỗi về âm bạn cần phải tránh các lỗi về nghĩa, làm khách hàng liên tưởng đến hình ảnh tiêu cực, đen đủi, rủi ro, nhạy cảm… trong tên thương hiệu.

Khi bạn sử dụng tên nước ngoài thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ về từ ngữ đó, vì có thể cùng một từ nhưng sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau tại các khu vực khác nhau. Có thể từ này mang ý nghĩa tốt ở đất nước này nhưng lại mang nghĩa xấu ở đất nước khác.

Nguyên tắc này sẽ không thừa khi bạn đặt tên thương hiệu đâu nhé! Vì đã có rất nhiều trường hợp xảy ra như: Hãng hàng không Indochina Airlines của nhạc sĩ Hà Dũng từng không được phép bay khi mang tênlà “Tăng Tốc” chúng mang ý nghĩ không lành như được viết không dấu “Tang Toc” (tang tóc).

Hoặc trường hợp từ hãng xe hơi Mazda đã tung ra dòng sản phẩm Laputa tại Tây Ban Nha vào năm 1991, tuy nhiên từ “Puta” trong tiếng bản địa có nghĩa là “gái mại dâm”.

3.4. Tránh đặt tên dăn theo, đạo nhái các doanh nghiệp lớn

Trong kinh doanh điều tối kỵ nhất là không nên đặt tên thương hiệu của mình gần giống với một thương hiệu nổi tiếng khác. Khi bạn đặt một cái tên như vậy sẽ gây ra nhiều ý kiến trái chiều, phần lớn mọi người sẽ chỉ trích doanh nghiệp bạn đang đạo nhái lại từ người khác, đánh mất giá trị của bản thân và tạo ra cái nhìn tiêu cực đến từ khách hàng, nghiêm trọng hơn là có thể bị tố tụng liên quan đến việc bảo hộ thương hiệu.

cách đặt tên thương hiệu
đặt tên cho thương hiệu

Vậy nên bạn vẫn cứ là bạn, tự tạo cho mình một thương hiệu riêng, mang bản sắc riêng. Đặc biệt tên thương hiệu bạn cần phải khác biệt với các đối thủ cạnh tranh để tránh gây nhầm lẫn giữa hai bên, vô tình đẩy khách hàng bạn qua cho bên đối thủ vì cơ bản khách hàng khó phân biệt được giữa hai thương hiệu na ná nhau.

Tên thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ trực diện. Tránh đặt tên giống hoặc tương tự với đối thủ cạnh tranh và không nên sử dụng các thành tố mà đối thủ đã sử dụng trước đó.

3.5. Đặt tên theo phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Trước khi đặt tên thương hiệu điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định được rõ thị trường mục tiêu của bạn là ở đâu? Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Dựa vào các nhóm đối tượng khác nhau sẽ có các tiêu chí tạo nên tên thương hiệu tốt khác nhau. Tên thương hiệu hiệu quả là phù hợp với phân khúc nhóm thị trường bạn đang muốn kinh doanh và phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu bạn đang hướng đến.

Tùy vào nhóm đối tượng mà chúng ta sẽ có cách đặt tên phù hợp hơn , giả sử đối với phân khúc thị trường cao cấp như thời trang, xe, trang sức… thì ta nên đặt một cái tên thể hiện được sự xa xỉ. Đối với phân khúc thị trường trung bình thấp chỉ nên chọn những cái tên đơn giản, gần gũi, dễ đọc dễ nhớ.

Đây là 5 nguyên tắc đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp cơ bản nhất mà bạn cần phải nắm được, dựa vào 5 nguyên tắc mà chúng tôi giới thiệu cho bạn rất mong sẽ giúp bạn có thể đặt cho mình một cái tên thương hiệu hay và chất lượng.

Tuy nhiên điều tạo nên sự thành công của một thương hiệu không phải chỉ dựa vào cái tên hay là được, yếu tố quan trọng nhất vẫn là các sản phẩm và dịch vụ của bạn có tốt hay không? Có đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng hay không? Có đủ sự cạnh tranh trên thị trường hay không? Vậy nên để doanh nghiệp của bạn phát triển tốt hơn mạnh hơn hãy không ngừng cố gắng trang bị và cải tiến chính doanh nghiệp của bạn nhé!

About The Author