I. Xây dựng thương hiệu là gì?
Trước tiên bạn cần phải hiểu đúng nghĩa về xây dựng thương hiệu. Nhiều người cho rằng chỉ cần đặt cái tên nghe có vẻ chuyên nghiệp, và thiết kế một logo độc đáo, gây ấn tượng là đã xây dựng thương hiệu.
Nhưng không, xây dựng chiến lược thương hiệu không thể một ngày, một tháng là có thể xong. Chúng cần phải trải qua một quá trình nỗ lực bằng các kênh truyền thông marketing hỗ trợ.
Hiểu đơn giản xây dựng thương hiệu là định hướng và cách thức cụ thể tạo dấu ấn về doanh nghiệp trong mắt của khách hàng mục tiêu. Tức là doanh nghiệp sẽ vạch định chiến lược cụ thể, sử dụng các chiến thuật, các chiến dịch marketing nhằm mục đích tạo ra hình ảnh doanh nghiệp bền vững có dấu ấn độc đáo trên thị trường.
II. Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Khi nền kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng đa quốc gia và toàn cầu hóa thì việc cạnh tranh trên thị trường càng trở nên khắc nghiệt. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp nhỏ mà không quan tâm đến việc xây dựng chiến lược doanh nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi “cuộc chơi”.
Như qua khảo sát người tiêu dùng đa số họ sẽ chọn mua sản phẩm là bởi thương hiệu mà họ tin tưởng, yêu mến. Cho thấy giá trị thương hiệu doanh nghiệp đem lại rất lớn, và là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững, thành công.
Cũng bởi tầm quan trọng của thương hiệu mà có nhiều thương vụ tỷ đô chỉ để mua lại thương hiệu doanh nghiệp. Khi thương hiệu đã ghi dấu vào tâm trí khách hàng, bạn sẽ hưởng lợi ích:
- Giúp cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, nâng cao doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp.
- Tạo sự tin tưởng tín nhiệm cho việc giới thiệu sản phẩm mới.
- Thương hiệu giúp truyền tải chất lượng, uy tín, kinh nghiệm tạo lợi thế cạnh tranh.
- Thương hiệu cũng là đòn bẩy giúp thu hút nhân tài cho doanh nghiệp.
Làm thế nào để xây dựng thương hiệu uy tín có tầm ảnh hưởng đến người tiêu dùng không hề đơn giản chút nào. Nhưng với 7 bước cơ bản sau bạn sẽ phần nào xây dựng nền móng cho thương hiệu của mình.
Mời bạn xem thêm: Cách quảng bá thương hiệu công ty trên internet mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp
1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Mục đích cuối cùng khi xây dựng thương hiệu là khắc ghi hình ảnh doanh nghiệp vào tâm trí khách hàng. Nên khách hàng sẽ là trọng tâm để bạn vạch ra sứ mệnh và thông điệp đáp ứng nhu cầu của họ.
Để có thể xác định được tập khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu marketing, số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý, insight của khách hàng. Đặc biệt hơn nữa cũng cần nghiên cứu thói quen, hành vi của khách hàng khi sử dụng internet, mạng xã hội.
Với những công cụ đó bạn sẽ khắc họa càng rõ nét hơn chân dung khách hàng mục tiêu và tìm cách xây dựng thương hiệu phù hợp với nhóm khách hàng này.
2. Phân tích các thương hiệu cạnh tranh trên thị trường
Sự phát triển của thị trường đồng nghĩa với việc cạnh tranh của các thương hiệu lớn nhỏ. Để thương hiệu mình có thể cạnh tranh với các đối thủ bạn cũng cần nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của họ.
Sử dụng công cụ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ, và của chính doanh nghiệp mình. Từ đó bạn có thể vạch định ra thế mạnh, độc đáo của đối thủ mà phát triển, sáng tạo cho thương hiệu của mình. Đồng thời điểm yếu của họ trong truyền thông tới khách hàng là gì để có phương pháp khắc phục, tránh “đi lên vết xe đổ”.
Tuy nhiên bạn nên nhớ, thương hiệu là độc nhất, nên đừng dại mà đi sao chép y nguyên concept truyền thông của đối thủ vào mình. Hãy vận dụng những thế mạnh của mình để sáng tạo, đổi mới, đồng thời khắc phục những điểm chưa tốt của doanh nghiệp để thuyết phục khách hàng chọn bạn thay vì chọn thương hiệu đối thủ.
3. Xác định xu hướng và cơ hội thị trường
Phân tích xu hướng thị trường và nắm bắt được cơ hội để phát triển thương hiệu là bước quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Bởi thị trường luôn biến đổi, việc nắm bắt được xu hướng chính là cơ hội giúp doanh nghiệp của bạn bứt phá so với đối thủ.
Sử dụng các công cụ phân tích, đánh giá, dự định hướng đi của thị trường và vạch ra các chiến lược để khai thác thế mạnh của mình. Song song với đó cần tính toán những cơ hội hấp dẫn có đáp ứng được các yếu tố phù hợp với các chiến lược marketing và tính khả thi với nguồn lực của doanh nghiệp hay không.
4. Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi là một thành tố quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nó như một kim chỉ nam cho mọi hoạt động, hành vi và quyết định của một doanh nghiệp.
Bạn có biết rằng 80% khách hàng quên các nội dung quảng cáo mình đã xem chỉ trong vòng 3 giây? Liệu có phải nội dung bạn truyền đạt chưa được khách hàng khắc sâu ghi nhớ? Muốn khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn cần phải bám sát vào giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng tới và muốn lan truyền tới các khách hàng.
Chính vì vậy bạn cần tạo ra giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, xác định rõ điều đem lại giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp mình là gì. Sau đó truyền tải giá trị đó tới khách hàng một cách rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích dễ ghi nhớ.
5. Định vị thương hiệu
Thị trường thì chỉ có vậy mà nhiều doanh nghiệp mọc lên, nên việc làm thế nào để ghi dấu ấn hình ảnh doanh nghiệp mình vào tâm trí khách hàng là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt khi ngày nay hàng trăm quảng cáo xuất hiện mỗi ngày, liệu khách hàng có thể nạp được hết.
Vì vậy xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng để đưa thương hiệu doanh nghiệp vào vị trí đặc biệt trong tâm trí khách hàng. Có nhiều cách để định vị thương hiệu như:
- Định vị dựa vào chất lượng
- Định vị dựa vào giá trị của doanh nghiệp
- Định vị dựa trên tính năng
- Định vị dựa trên mối quan hệ
- Định vị dựa vào mong muốn
- Định vị dựa vào vấn đề / giải pháp
- Định vị dựa trên đối thủ: là sự so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Định vị dựa trên cảm xúc
- Định vị dựa trên công dụng
6. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu là những yếu tố liên quan đến thiết kế, logo, màu sắc, hình ảnh,…. của một thương hiệu nhằm giúp khách hàng ghi nhớ dễ dàng, cụ thể hóa hơn. Bộ nhận diện thương hiệu cần đảm bảo: nhất quán, cá biệt, tạo ấn tượng.
Khi xây dựng độ nhận diện thương hiệu bạn cần đảm bảo chúng bám sát với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, dễ ghi nhớ, dễ thích nghi và dễ bảo hộ bản quyền.
7. Quản trị thương hiệu
Thương hiệu được doanh nghiệp dày công xây dựng đặt những viên gạch đầu tiên vào tâm trí khách hàng thì quản trị thương hiệu là lúc doanh nghiệp duy trì và phát triển thương hiệu không bị phai nhạt.
Lúc này bạn vẫn cần nghiên cứu thị trường để tìm ra những điểm chưa tốt, những điều cần thay đổi để thích nghi đáp ứng những mong mỏi, nhu cầu của thị trường. Nếu cần phải sửa đổi thì đừng ngại ngần, và không quên tính đồng nhất, tạo cảm xúc cho thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là các bước cần thiết phải làm dù mới thành lập hay đã lâu rồi. Để có được chỗ vững chắc trên thị trường thì bạn cần xây dựng thương hiệu có chỗ đứng bền vững trong tâm trí của khách hàng. Hi vọng với những bước cơ bản trên bạn đã có thể hiểu và có những quyết sách giúp xây dựng và phát triển thương hiệu.